Nếu như bạn vừa mua một chiếc máy tính thì việc đầu tiên cần làm là chia lại phân vùng cho ổ cứng (bạn có thể chia 2, 3… tùy theo nhu cầu sử dụng và tổng dung lượng ổ cứng của bạn).
Tiếp theo là Set Active cho phân vùng chính (thường là ổ C). Sau đó là Fix MBR trước khi GHOST hoặc cài Windows cho máy (nếu như cài win thì bạn có thể bỏ qua bước nạp MBR).
Và ở trong bài viết này, blogchiasekienthuc.com sẽ sử dụng phần mềm miễn phí Partition Wizard để thực hiện các công việc trên.
Có lẽ phần mềm này không còn xa lạ gì với các bạn KTV nữa rồi đúng không nhỉ, một phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng tuyệt vời, giúp chúng ta chia ổ cứng cực nhanh, không mất dữ liệu mà cực kỳ an toàn
Bài viết này chỉ dành cho máy tính chuẩn LEGACY (MBR) thôi các bạn nhé <xem hướng dẫn>!
Mục Lục Nội Dung
I. Sử dụng phần mềm Partition Winzard
Có 2 cách để sử dụng phần mềm Partition Wizard, đó là bạn có thể sử dụng trực tiếp trên môi trường Windows hoặc là sử dụng trong môi trường Mini Windows (WinPE).
+ Trường hợp 1: Nếu như bạn sử dụng trong môi trường Windows thì trước tiên bạn cần tải phần mềm Partition Wizard tại đây (Link dự phòng).
Nếu máy tính bạn đang sử dụng và có thể vào Windows bình thường thì có thể thao tác trực tiếp trên Windows nhé.
+ Trường hợp 2: Còn trường hợp máy tính của bạn mới hoàn toàn, là một ổ trắng và nói chung là chưa có gì cả, hoặc là bạn không thể truy cập vào Windows được thì công việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị một đĩa BOOT, hoặc tự tạo một chiếc USB BOOT 1 click.
Sau đó vào Mini Windows để thực hiện dễ dàng và đã có phần mềm Partition Wizard trong đó sẵn rồi.
=> Sau khi mở phần mềm Partition Wizard ra sẽ có giao diện như hình bên dưới.
Đọc thêm:
- Chia ổ cứng mới cực nhanh với file ghost (2,3,4,5,6 ổ tùy ý)
- Hướng dẫn chia ổ cứng không mất dữ liệu, không dùng phần mềm
#1. Chia phân vùng ổ cứng với Partition Wizard
Như các bạn thấy thì ở đây là một ổ trống có dung lượng 30 GB. Giờ để tạo một phân vùng mới => bạn nhấn chuột phải vào ổ đĩa cần chia sau đó nhấn chọn Create
để bắt đầu.
Một cửa sổ mới xuất hiện. Đầu tiên bạn sẽ chia phân vùng ổ chứa hệ điều hành trước.
Bạn điền các thông tin như:
- Partition Label : Đặt tên cho phân vùng.
- Create As: Chọn Primary tức là phân vùng chính chưa hệ điều hành.
- Driver Letter: Chọn ký hiệu cho ổ, phần này thường là ổ C nhưng do máy tính mình có 2 ổ cứng nên mới như thế.
- File System: Chọn định dạng NTFS hoặc FAT 32. Khuyến khích dùng NTFS nha các bạn.
Sau đó nhấn OK
=> và Apply
để áp dụng thay đổi.
Bây giờ, nếu bạn muốn chia phân vùng vừa tạo ra thêm 1 phân vùng nữa thì bạn hãy nhấn chuột phải vào phân vùng đó => và chọn Move/Resize
để thay đổi kích thước phân vùng.
Sau đó, bạn dùng chuột và kéo sang bên trái (dung lượng phân vùng mới sẽ được hiển thị ở phần Unallocated Space After
) => sau đó nhấn OK
.
Một phân vùng mới sẽ được tạo ra, nhưng lúc này nó vẫn chưa được định dạng (Unallocated
). Để tạo phân vùng để có thể sử dụng được thì bạn chuột phải vào phân vùng đó => và chọn Create
.
Điền tên ổ cứng vào, và lưu ý là phân vùng này chúng ta sẽ để phần Create as
là Logical hoặc Primary nhé. Còn các phần khác không cần chỉnh gì thêm cũng được.
Ở đây do dung lượng ổ cứng mình thấp nên mình sẽ chia ra làm 2 ổ thôi. Bạn muốn chia thêm thì lại làm giống như bước ở trên đó là kéo từ phải qua trái nhé.
Nhấn OK
để thực hiện. Sau đó nhấn Apply
=> Chọn Yes
để thực hiện tất cả các quá trình nhé. Nếu bạn quên bước này thì công cốc đấy ^^!
Xong, 2 phân vùng đã được tạo…
Về cơ bản là như vậy, nếu bạn muốn xem chi tiết hơn thì có thể tham khảo bài viết này: Hướng dẫn sử dụng MiniTool Partition Winzard toàn tập
#2. Hướng dẫn Set Active cho phân vùng chính.
Nếu như bạn xác định cài Win thì có thể bỏ qua bước này nhưng nếu Ghost mà bạn không Set Active thì chắc chắn sẽ bị lỗi. Để Set Active cho phân vùng chính bạn làm như sau:
Thực hiện: Nhấn chuột phải vào phân vùng chính bạn vừa chia sau đó chọn Modify
=> Chọn tiếp Set Active
. Trong phiên bản mới của Partition Wizard thì bạn chọn là Set Active
luôn.
Sau đó nhấn Apply
để thực hiện. Và chờ một lát để quá trình Set Active thành công.
#3. Nạp MBR cho ổ cứng.
Một lỗi nữa mà nhiều bạn cũng gặp phải trong quá trình ghost đó là không nạp MBR cho ổ cứng dẫn đến không thể BOOT được vào Win, khi bạn ghost xong sẽ không vào Win được mà xuất hiện một dấu nháy + màn hình đen thui.
Để nạp MBR bạn nhấn chuột trái vào Basic
=> tiếp theo nhấn chuột phải vào Basic
chọn Rebuild MBR
.
Cuối cùng nhấn Apply
để thực hiện quá trình nạp MBR cho phân vùng.
II. Lời kết
Vậy là xong các bước trước khi tiến hành GHOST rồi. Giờ bạn có thể kiếm một bản ghost để sử dụng mà không lo bị lỗi nhé. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Hướng dẫn chia ổ cứng, Set Active, Fix MBR trước khi GHOST | Blogchiasekienthuc.com