Sự khác nhau giữa CPU của Laptop và CPU của PC

Mục Lục Nội Dung #1. Điện năng tiêu thụ #2. Hạn chế tản nhiệt #3. Hạn chế về kích thước  #4. Hạn chế về nâng cấp #5. Làm việc nặng đừng nghĩ tới Laptop Bạn có biết sự khác nhau giữa CPU (chip) Laptop và CPU của PC là gì không? Xét về thông số…

19/01/2022
0
258
Sự khác nhau giữa CPU của Laptop và CPU của PC
  • 3 cách để tắt ứng dụng đang bị treo trên máy tính thành công
  • Hướng dẫn chia ổ cứng, Set Active, Fix MBR trước khi GHOST
  • Cách tạo USB cài Win 10/ 11/ 8/ 7 bằng Rufus nhanh chóng
  • Các lỗi thường gặp khi GHOST và cách khắc phục hiệu quả
  • Cách bật chế độ Sleep (ngủ) và Hibernate (ngủ đông) trên Windows
  • Hướng dẫn cách thiết lập TP-Link để phát WiFi rất dễ (2024)
  • Mẹo tăng âm lượng và chất lượng âm thanh trên máy tính
  • Cách sạc Pin smartphone đúng cách, Pin được bền lâu
  • Cách đổi địa chỉ IP máy tính (cách sử dụng IP động và IP tĩnh)
  • Làm thế nào để quản lý nhiều tài khoản Facebook để không bị khoá?
  • Tăng tốc máy tính: 12 bước để có một máy tính luôn như mới
  • Cách hiện file ẩn trong USB trên Windows do Virus gây ra
Loading…

Bạn có biết sự khác nhau giữa CPU (chip) Laptop và CPU của PC là gì không?

Xét về thông số kỹ thuật thì chúng gần như là tương tự nhau không có quá nhiều sự khác biệt, nhưng những ai đã sử dụng qua cả 2 loại này rồi thì đều đồng ý rằng chúng không có cùng hiệu năng. Vậy sự khác biệt nào đã gây nên chuyện này?

Cụ thể là CPU trên Laptop thường yếu hơn trên CPU của PC nếu cùng một thông số kỹ thuật. Okay, ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng thử phân tích nhé:

#1. Điện năng tiêu thụ

su-khac-nhau-giua-cpu-cua-laptop-va-cpu-cua-pc (1)

Như các  bạn biết đó, với một thiết bị di động thì yếu tố thời lượng sử dụng là tối quan trọng, nó luôn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá có nên mua thiết bị đó hay không.

Và Laptop cũng tương tự như vậy, để tối ưu thời lượng Pin cho Laptop thì các CPU Laptop sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với các con chip của máy tính PC (máy tính để bàn), xét trên cùng một cấu hình.

Vậy nên cùng một thông số cấu hình nhưng sức mạnh CPU của Laptop không thể bằng CPU của PC được.

Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng với tiến trình sản xuất chip hiện đại (1nm, 2nm, 5nm…) và công nghệ mới thì CPU sẽ rất mạnh nhưng không tiêu tốn quá nhiều nhiều năng lượng.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên cơ sở lý thuyết, sử dụng trong điều kiện lý tưởng và chúng thường được so sánh với các thế hệ trước. Một định luật có thể nói là bất di, bất dịch ( ít nhất là trong tương lai gần) đó là mọi thiết bị điện (điện tử) càng mạnh thì sẽ càng tiêu tốn nhiều năng lượng (điện).

=> Vậy nên, để cân bằng giữa hiệu năng và thời lượng sử dụng Pin mà nhà sản xuất chip cho các thiết bị điện di động sẽ phải cân đối sao cho hợp lý nhất. Như vậy là về phần này điện năng tiêu thụ này thì máy tính PC thắng tuyệt đối rồi nhé.

#2. Hạn chế tản nhiệt

su-khac-nhau-giua-cpu-cua-laptop-va-cpu-cua-pc (3)

Một thiết bị điện (hoặc điện tử) sẽ cần một nguồn năng lượng để có thể hoạt động được và chúng sẽ cần nhiều năng lượng hơn khi hoạt động hết công suất hoặc hoạt động với cường độ cao.

Càng nhiều năng lượng được sử dụng thì lượng nhiệt năng sẽ tỏa ra ngày càng nhiều hơn và hiển nhiên là nó sẽ khiến cho CPU nóng lên nhanh chóng. Khi đó, vấn đề tản nhiệt lại được đặt ra cho các nhà sản xuất chip.

Ai đã từng “mổ bụng” nhìn vào hệ thống tản nhiệt trên Laptop rồi thì chắc có lẽ sẽ thấy nó có nhiều vấn đề bất cập.

Tuy nhiên, những hạn chế về kích thước vật lý, không gian lắp đặt, hay thậm chí là trọng lượng và cả chi phí sản xuất nên mọi thứ vẫn chưa thể được giải quyết một cách tốt nhất.

su-khac-nhau-giua-cpu-cua-laptop-va-cpu-cua-pc (2)

Hệ thống tản nhiệt Laptop chỉ gồm một hệ thống tạm gọi là thanh đồng dày để dẫn nhiệt và thông thường ở cuối đường sẽ là một lồng sóc với các lưới tản rất hạn chế và quạt để giải nhiệt.

Nên hiển nhiên là chúng không thể đủ, nhất là khi Laptop vốn có diện tích trống rất ít => khiến cho nhiệt độ bên trong không thể thoát ra ngoài theo cách thông thường.

Còn trên PC thì khác, case PC rất rộng nên khí nóng tỏa ra sẽ dễ dàng bị đẩy ra bên ngoài hơn. Hơn nữa việc lắp đặt thêm tản nhiệt trên PC cũng dễ dàng hơn rất nhiều, có rất nhiều diện tích cho chúng ta lắp đặt.

#3. Hạn chế về kích thước 

Rõ ràng rồi, Laptop chỉ có một không gian nhỏ để lắp đặt CPU mà thôi. Vậy nên những con chip cũng sẽ phải thiết kế nhỏ hơn.

#4. Hạn chế về nâng cấp

Các dòng Laptop phổ thông hiện nay gần như đến 90 % là hàn chết CPU trên bo mạch chủ, tức là chúng được cố định bằng mối hàn trên Mainboard.

Mặc dù trên thực tế là chúng ta vẫn có thể tháo nó ra bằng những thiết bị chuyên dụng và thay thế bằng CPU khác mạnh hơn (miễn là có hỗ trợ), nhưng nói chung thì việc nâng cấp CPU là tương đối khó khăn.

Tất nhiên, những việc này chỉ nên thực hiện ở những trung tâm lớn, có thiết bị chuyên dụng đầy đủ để làm.

Hơn nữa, việc tháo CPU cũ ra khỏi mainboard khá là nguy hiểm, bởi theo nhiều chuyên gia thì để tháo được CPU ra khỏi mối hàn sẽ cần một lượng nhiệt lớn.

Sau đó, khi lắp vào cũng phải làm điều tương tự để liên kết mối hàn với CPU, quá trình này nếu không cẩn thận sẽ gây tổn hại đến CPU và các linh kiện xung quanh.

Và theo mình được biết, sau khi thay CPU còn phải can thiệp vào trình điều khiển khá là rắc rối nên việc thay thế, nâng cấp CPU cho Laptop thường không được khuyến khích làm (tất nhiên là đối với những loại CPU được hàn chết trên mainboard).

Còn đối với CPU trên PC thì khác, việc thay thế và nâng cấp CPU vô cùng dễ dàng. Vì đa số các CPU trên PC đều là dạng tháo rời, chỉ cần đúng chuẩn và mainboard hỗ trợ là có thể chạy được thỏa mái rồi.

#5. Làm việc nặng đừng nghĩ tới Laptop

su-khac-nhau-giua-cpu-cua-laptop-va-cpu-cua-pc (4)

Qua những điều trên thì chúng có thể thấy rằng Laptop được sinh ra là dành cho những công việc cần sự di động và gọn gàng.

Nếu bạn hỏi: thế tại sao các nhà sản xuất lại làm ra những phiên bản cấu hình mạnh, kích thước lớn để làm gì?

Thì theo mình đơn giản là vấn đề về kinh tế , các sản phẩm đưa ra sẽ thu hút một tệp khách hàng tạm gọi là thích Laptop. Tức là nhóm khách hàng này biết những hạn chế, bất cập của Laptop nhưng họ vẫn sử dụng vì đơn giản là họ thích.

Còn đối với người dùng có điều kiện vừa phải như chúng ta, tốt nhất nếu đã xác định làm những công việc nặng thì không nên dành ra số tiền lớn cho Laptop, mà thay vào đó bạn nên đầu tư  vào máy tính PC là ổn định nhất.

Không thì khi sử dụng Laptop để làm những công việc nặng, bạn hãy cắm sạc để dùng nhé, nguồn điện đủ mạnh sẽ giúp máy tính đạt được hiệu năng tốt hơn so với khi sử dụng Pin.

Mọi thiết bị sinh ra đều nhằm mục đích là để phục vụ con người, không thể nói Laptop với những hạn chế trên mà chúng ta xem nó là không cần thiết được.

Sinh ra và tồn tại đến tận ngày nay chứng tỏ Laptop luôn có chỗ đứng và sẽ ngày càng vững chắc hơn trong tương lai khi mà nhu cầu làm việc online, cũng như nhu cầu sử dụng linh hoạt của mọi người ngày càng được đề cao..

Chỉ có một nhóm người chuyên làm các công việc nặng, yêu cầu cấu hình máy tính thực sự cao thì mới nên chuyển sang PC để làm. Còn không mình thấy hiệu năng trên Laptop đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu công việc của người dùng rồi.

Qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu hơn về sự khác biệt cơ bản giữa CPU trên Laptop và CPU trên PC rồi phải không nào. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi truy cập vào blog.

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao – (Có 1 lượt đánh giá)

Loading…

Sự khác nhau giữa CPU của Laptop và CPU của PC | Blogchiasekienthuc.com

Bài Viết Liên Quan

  • 3 cách để tắt ứng dụng đang bị treo trên máy tính thành công

    3 cách để tắt ứng dụng đang bị treo trên máy tính thành công

  • Hướng dẫn chia ổ cứng, Set Active, Fix MBR trước khi GHOST

    Hướng dẫn chia ổ cứng, Set Active, Fix MBR trước khi GHOST

  • Cách tạo USB cài Win 10/ 11/ 8/ 7 bằng Rufus nhanh chóng

    Cách tạo USB cài Win 10/ 11/ 8/ 7 bằng Rufus nhanh chóng

  • Các lỗi thường gặp khi GHOST và cách khắc phục hiệu quả

    Các lỗi thường gặp khi GHOST và cách khắc phục hiệu quả

  • Cách bật chế độ Sleep (ngủ) và Hibernate (ngủ đông) trên Windows

    Cách bật chế độ Sleep (ngủ) và Hibernate (ngủ đông) trên Windows

  • Hướng dẫn cách thiết lập TP-Link để phát WiFi rất dễ (2024)

    Hướng dẫn cách thiết lập TP-Link để phát WiFi rất dễ (2024)

  • Mẹo tăng âm lượng và chất lượng âm thanh trên máy tính

    Mẹo tăng âm lượng và chất lượng âm thanh trên máy tính

  • Cách sạc Pin smartphone đúng cách, Pin được bền lâu

    Cách sạc Pin smartphone đúng cách, Pin được bền lâu

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng Ký Hosting Azigi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ
  • Thủ thuật tự động mở lần lượt các link có trong file *.TXT
  • HitPaw Photo AI: Chỉnh sửa ảnh bằng AI cực kỳ mạnh mẽ
  • Cách tạo VPS Windows trên Microsoft Azure
  • Trên tay Ba lô Solo NY Define UBN708: an toàn, tiện lợi, rộng rãi
  • Apple M4: Hệ quả vội vàng của việc Apple chậm chân trong cuộc chạy đua AI?

AI (5) Android (15) Apple (19) Bill Gates (4) bài học cuộc sống ý nghĩa (58) bài học thành công (58) bàn phím (3) bảo mật (12) cafe's công nghệ (8) camera (1738) Canva (9) CapCut (11) ChatGPT (4) chuột máy tính (5) chụp ảnh (5) con trỏ chuột (4) cá nhân hóa windows (6) Câu chuyện cảm hứng (58) công nghệ (1737) cộng đồng (1737) danh ngôn về tình bạn (58) Dark Mode (4) dns (3) driver (4) dịch ngôn ngữ (4) Elon Musk (6) Excel (4) Facebook (25) fake ip (5) Galaxy Fold (4) game giả lập PS2 (4) game mini (33) game pc (35) game việt hóa (4) god of war (3) Google (7) Google Chrome (9) hướng dẫn sử dụng windows 10 (27) hỏi đáp (1737) icloud (3) iphone (11) Jeff Bezos (7) khoa học (1737) kĩ thuật (1737) kỹ năng mềm (59) kỹ năng sống (58) lỗi máy tính (1737) lỗi điện thoại (1737) Mozilla Firefox (4) máy tính (1737) mẹo vặt (1737) nghệ thuật giao tiếp (58) nghệ thuật sống (58) những câu nói hay (58) những câu nói thâm thúy (58) office 2021 (4) Paint (3) pdf (6) phần mềm (8) phần mềm thiết kế (6) phục hồi dữ liệu (4) quy tắc giao tiếp (58) Samsung (7) Skype (3) smartphone (4) stt hay thâm thúy (58) Sống hay sống đẹp (58) sống hạnh phúc (58) sửa lỗi (1737) sửa lỗi windows (11) sự cố (1737) Telegram (6) thảo luận (1737) thủ thuật laptop (8) Thủ thuật văn phòng (5) thủ thuật windows (58) Thủ thuật Windows 7 (3) Thủ thuật Windows 8/8.1 (3) Thủ thuật Windows 10 (10) thủ thuật điện thoại (5) Tin học cơ bản (5) tiện ích mở rộng (5) truyện ngắn hay (58) tư vấn windows (4) tải video (5) tối ưu (4) UEFI (3) USB (5) usb boot (4) user windows (3) vpn (4) windows 10 (3) Windows 11 (63) xử lý ảnh (4) Youtube (3) Zalo (10) điều khiển máy tính từ xa (5) địa chỉ ip (3) ứng dụng chụp ảnh (3) ứng dụng điện thoại (22)