Loading...

Elizabeth Warren là người tài giỏi. Sinh ra trong một gia đình khó khăn ở bang Oklahoma, bà dần vươn lên và trở thành giáo sư luật ở Đại học Harvard. Bà làm mẹ đơn thân vào những năm 1970, phá truyền thống khi đó bằng cách theo đuổi một công việc toàn thời gian.

Trong kỷ nguyên của những dòng tweet – trạng thái đăng trên Twitter, Warren rất quan tâm đến các chính sách. Bà hiện là ứng viên hàng đầu, có thể sẽ đại diện đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Kết quả các khảo sát cho thấy nếu đối đầu trực diện, người dân Mỹ sẽ bỏ phiếu cho bà Warren nhiều hơn Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, đảng Cộng hòa.

Một điều đáng chú ý, giống như câu chuyện cuộc đời Warren, là tham vọng về cải tổ chủ nghĩa tư bản Mỹ. Warren có kế hoạch chi tiết để thay đổi hệ thống mà bà tin là tham nhũng và khiến người dân thất vọng.

Nhiều ý tưởng của bà mang tính tích cực, như hạn chế các doanh nghiệp lớn tìm cách tác động đến chính trị và “nuốt chửng” đối thủ. Về bản chất, kế hoạch của bà hé lộ sự phụ thuộc có hệ thống vào quy định và chủ nghĩa bảo hộ, đó không phải câu trả lời cho những vấn đề Mỹ đang gặp phải.

Bà Warren chọn giải quyết với hàng loạt lo ngại tồn tại từ lâu. Sự bất bình đẳng tại Mỹ cao nhất trong số các nước giàu. Dù có nhiều việc làm, tăng trưởng lương lại bị kìm hãm một cách khác thường.

2/3 số công ty lớn trong các ngành đang ngày càng mở rộng quy mô, cho phép họ thu về lợi nhuận cao và chia sẻ ít thành quả hơn với người lao động

Vấn đề này từng có liên quan đến Warren. Cha mẹ bà trải qua cả Dust Bowl (giai đoạn lịch sử ở Mỹ và Canada với nhiều cơn bão, lốc cuốn theo cát bụi hoành hành tại Bắc Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nông nghiệp khu vực) và Đại suy thoái vào những năm 1930. Sự nghiệp của cha bà sau đó sụp đổ vì bệnh tật

Là học giả, Warren tập trung nghiên cứu xem phá sản khiến những người nghèo khó khổ sở như thế nào. Điều này khiến bà nghĩ đến một tầng lớp trung lưu bấp bênh, bị bóc lột bởi các doanh nghiệp lớn, bị phản bội bởi những chính trị gia nhận tiền doanh nghiệp ở thủ đô Washington.

Phe chỉ trích từ đảng Cộng hòa và Phố Wall cho rằng bà Warren là người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng không phải vậy. Bà không ủng hộ công hữu các công ty hay chính trị hóa việc kiểm soát dòng chảy tín dụng. Thay vào đó, Warren ủng hộ các quy định buộc lĩnh vực tư nhân phải vượt qua phép thử công bằng của bà.

Phạm vi của các quy định đó rộng đáng kinh ngạc. Ngân hàng sẽ chia tách thành ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook sẽ bị phân thành các đơn vị dịch vụ. Trong ngành năng lượng, sẽ có lệnh cấm cắt phá những vùng dầu đá phiến (với thị trường, phần nào giống như đóng cửa Arab Saudi), dừng sử dụng năng lượng hạt nhân, hướng đến năng lượng có thể tái tạo.

Bảo hiểm tư nhân gần như bị cấm và thay thế bằng hệ thống do chính phủ quản lý. Các nhà đại tư bản không còn được bảo vệ bởi quy định trách nhiệm hữu hạn nữa. Thay vào đó, họ sẽ phải có cam kết với những khoản nợ tại công ty họ đầu tư.

Việc quy định lại các ngành sẽ bao gồm hàng loạt biện pháp diện rộng trong nền kinh tế như thuế an sinh xã hội 15% với những người có thu nhập trên 250.000 USD/năm, thuế tài sản thường niên 2% với người có tài sản trên 50 triệu USD, 3% với trên 1 tỷ USD, áp thuế 7% với lợi nhuận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ngoại trừ 100 triệu USD đầu tiên).

Trong khi đó, chính phủ sẽ giảm sự kiểm soát của cá nhân với doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp lớn phải xin giấy phép từ chính quyền liên bang. Giấy phép bị thu hồi nếu công ty nhiều lần thất bại trong cân nhắc lợi ích cho người lao động, khách hàng và cộng đồng. Công nhân sẽ chiếm 2/5 số ghế trong hội đồng.

Warren không bài ngoại nhưng bà là một người bảo hộ. Những quy định mới cho các thỏa thuận thương mại sẽ khiến chúng khó xảy ra hơn. Chính quyền Warren sẽ “tích cực điều hành” giá trị đồng USD.

Warren còn đấu tranh cho các quan niệm như một trong những nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng là các lĩnh vực có thể sinh lợi của nền kinh tế bị người trong cuộc phong tỏa. Bà có quyền kêu gọi một chính sách chống độc quyền mạnh mẽ, bao gồm đối với công ty công nghệ, không khoan nhượng với chủ nghĩa thân hữu, chấm dứt các thỏa thuận không cạnh tranh làm hạn chế khả năng tăng lương và nhảy việc của công nhân.

Lấy lý do lạm phát, kế hoạch nâng lương liên bang tối thiểu lên 15 USD/giờ trong 5 năm sau đắc cử có thể là cách phù hợp để hỗ trợ người lao động nghèo. Người giàu nên nộp thuế nhiều hơn.

Trong khi đó, Economist cho rằng con đường thực tế hơn là xóa bỏ các lỗ hổng, tăng thuế thừa kế, không phải thuế tài sản. Thuế carbon cũng là cách đối phó biến đổi khí hậu. Tờ báo nhận định kế hoạch của Warren vì mục tiêu năng lượng sạch sẽ tạo ra khác biệt lớn.

elizabeth warren - 108847454 105179439 trumpwarre 5767 3150 1572014494 - Elizabeth Warren – nữ ứng viên tổng thống muốn làm lại chủ nghĩa tư bản Mỹ

Kết quả các khảo sát cho thấy nếu đối đầu trực diện, người dân Mỹ sẽ bỏ phiếu cho bà Warren nhiều hơn Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (phải). Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, nếu toàn bộ kế hoạch của Warren được triển khai, hệ thống kinh tế tự do của Mỹ sẽ bị sốc mạnh. Gần nửa số công ty niêm yết và công ty tư nhân có thể sụp đổ, trải qua quá trình tái chỉnh đốn ngặt nghèo hoặc hủy bỏ các hoạt động. Qua thời gian, chương trình nghị sự của bà Warren sẽ dần xác thực hai triết lý có thể rút đi sức sống của nền kinh tế.

Thứ nhất là niềm tin của bà về sự ôn hòa và hiệu quả của chính phủ. Chính phủ đủ sức để làm tốt nhưng, giống như nhiều tổ chức lớn khác, dễ bất lực, bị kiểm soát bởi những thế lực nội bộ và sự quan liêu, thờ ơ với những người dân bình thường là điều bà Warren quan tâm nhiều nhất.

Khi các doanh nghiệp viễn thông và hàng không bị quản lý chặt chẽ vào những năm 1970, họ được biết đến bởi sự cứng nhắc và kém hiệu quả. Thành tựu nổi bật của bà Warren là sự ra đời của một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính vào năm 2011. Cơ quan này đã làm việc tương đối tốt nhưng sở hữu quyền lực bất thường nên đôi khi hành động mạnh tay và trở thành đề tài đấu tố trong giới chính trị gia.

Triết lý thứ hai là công kích doanh nghiệp. Bà đánh giá thấp doanh nghiệp – động lực của thị trường – trong việc hỗ trợ tầng lớp trung lưu ở Mỹ, vô hình chung định hướng hành động của mọi người và doanh nghiệp, chuyển vốn và lao động khỏi các ngành đang chết dần để chuyển sang những ngành đang tăng trưởng, đổi mới thay vì chững lại.

Nếu không có sự phá hủy mang tính sáng tạo đó, không có hành động nào của chính phủ có thể nâng các tiêu chuẩn sống về dài hạn.

Nhiều tổng thống cũng đã có lập trường thay đổi so với khi còn là ứng viên của đảng

Nếu Warren có thể đặt chân vào Nhà Trắng trong 15 tháng tới, bà sẽ bị chế ngự bởi các tòa án, các bang và có thể là Thượng viện. Quy mô và chiều sâu khổng lồ của kinh tế Mỹ đồng nghĩa không cá nhân nào, thậm chí là tổng thống, có thể dễ dàng thay đổi bản chất nền kinh tế này.

Dù vậy, kế hoạch của bà Warren vẫn còn nhiều điều gây lo ngại. Bà cần tìm thêm không gian cho lĩnh vực tư nhân năng động, đổi mới, vốn là tâm điểm của sự thịnh vượng Mỹ.


Loading...

Elizabeth Warren – nữ ứng viên tổng thống muốn làm lại chủ nghĩa tư bản Mỹ | SR Vietnam