Trải nghiệm Beast Canyon – chiếc NUC cao cấp nhất của Intel, thiết kế module, mạnh như máy tự build

Phần nắp phía trên dùng ngàm toàn bộ, nhìn khá là ngầu với cấu trúc tổ ong. Đây là 3 quạt tản nhiệt, mỗi quạt cỡ 90 mm do Cooler Master làm. Hệ thống quạt này rất cần thiết để đưa khí nóng ra khỏi thùng nhanh nhất có thể. Thành quạt dày, 7 cánh,…

24/08/2021
0
182
  • Mời tham gia từ thiện gói Bánh chưng ngày Tết Ất Tỵ 2025
  • CES2025: AMD ra mắt 'quái thú' Strix Halo Ryzen AI MAX mạnh hơn M4 Pro
  • "Trên tay lại" BlackBerry Porsche Design P'9983: Hoài niệm một huyền thoại
  • Một Honda "liều lĩnh" và một Nissan "nhàm chán" khi sáp nhập thì sẽ như thế nào?
  • Cổ phiếu "lên như diều gặp gió," Sony gặp thời không khác gì mặt trời giữa trưa
  • RODE Wireless GO (Gen 3) ra mắt: Nhiều màu mới, thu âm 32-Bit Float, phạm vi hoạt động 260 m
  • Cách mua đồ Apple theo chương trình giáo dục: Giảm 2.5 triệu cho Mac Mini M4
  • Máy bay DHL rơi ở Vilnius, 1 người thiệt mạng, Lithuania không loại trừ khả năng do Nga phá hoại
  • Đo Điểm Hiệu Năng: iPhone 13
  • Các nhà khoa học Brazil nghiên cứu hình dáng cốc uống bia giữ lạnh được lâu nhất
  • Honda SH350i 2025 ra mắt, giá khởi điểm từ hơn 152 triệu đồng
  • Apple Intelligence không được dùng ở Trung Quốc, làm cách nào cứu vãn doanh số iPhone?
Loading…

Phần nắp phía trên dùng ngàm toàn bộ, nhìn khá là ngầu với cấu trúc tổ ong.


tinhte_nuc 11 extreme-1.jpg



Đây là 3 quạt tản nhiệt, mỗi quạt cỡ 90 mm do Cooler Master làm. Hệ thống quạt này rất cần thiết để đưa khí nóng ra khỏi thùng nhanh nhất có thể. Thành quạt dày, 7 cánh, mình không rõ tốc độ vòng quay và các thông số về airflow cũng không được tiết lộ nhưng qua trải nghiệm thì mình thấy các quạt này cho lượng gió lớp, áp suất tĩnh cao và không ồn như mình dự đoán ban đầu.


tinhte_nuc 11 extreme-20.jpg



Tại mặt hông trái có thể thấy quạt của PSU. Chiếc máy này được trang bị nguồn SFX của FSP, công suất 650 W chuẩn 80+ Gold, mình nghĩ là con Dagger Pro 650 W. Mặt quạt hướng ra ngoài hút khí tươi trực tiếp từ bên ngoài làm mát cho linh kiện của nguồn.


tinhte_nuc 11 extreme-22.jpg



Ở đây có một cái lỗ để chúng ta thò ngón tay vào gạt cái chốt nhả của khe PCIe được dùng cho Compute Element. Một thiết kế có tính toán kỹ lưỡng bởi không gian trong máy không nhiều để có thể đưa cả bàn tay vào thao tác.


tinhte_nuc 11 extreme-2.jpg



Dàn quạt phía trên được gắn trên một cái khay có bản lề, chỉ cần đẩy lên là giải phóng được không gian phía trên. Từ đây anh em có thể thấy rõ hơn về card đồ họa rời là ASUS DUAL GeForce RTX 3060 Ti V2 MINI, nguồn SFX với hệ thống cáp module tháo rời, được đi dây sẵn rất gọn và tối ưu cùng với Compute Element nơi có khắc logo Intel màu vàng ở góc.

Nâng cấp được hầu hết phần cứng


tinhte_nuc 11 extreme-3.jpg



ASUS DUAL GeForce RTX 3060 Ti V2 MINI là phiên bản RTX 3060 Ti nhỏ nhất của ASUS, phù hợp với những dàn máy mini ITX nhỏ gọn.


tinhte_nuc 11 extreme-6.jpg



ASUS DUAL GeForce RTX 3060 Ti V2 MINI chỉ dài 20 cm (7,87″), dual-slot và cần một chân nguồn 8-pin ATX. NUC 11 Extreme Kit hỗ trợ card đồ họa có chiều dài chiều dài tối đa hỗ trợ là 30,48 cm (12″). Như vậy nếu anh em muốn gắn card đồ họa hiệu năng cao hơn với thiết kế 3 quạt vẫn được. Mình kiểm tra một vòng thì thấy chiếc card như TUF Gaming RTX 3070 dài 11,8″ vừa đủ, những chiếc card mình đang có như RTX 2060 Super, RX 6600 XT của PowerColor cũng gắn vừa.


tinhte_nuc 11 extreme-13.jpg



PSU chừa sẵn thêm 2 cáp 8-pin ATX, mình nghĩ tối đa có thể là RTX 3080 hay RX 6800, các phiên bản thường không OC. 650 W như chiếc nguồn trên NUC 11 Extreme Kit đủ để kéo những chiếc card mạnh hơn nó còn dư công suất khi CPU Core i9-11900KB chỉ ăn tối đa chỉ 110 W điện, một chiếc card như RTX 3080 sẽ ăn khoảng 320 W, RTX 3060 Ti sẽ ăn khoảng 240 W.


tinhte_nuc 11 extreme-5.jpg



Trong tình huống muốn đổi PSU thì mình nghĩ điều này có thể làm được, miễn là anh em tìm mua được nguồn SFX. Chiếc nguồn FSP này dùng lại cáp mặc định, không có sợi cáp nào đặc biệt. Thậm chí là cáp 24-pin cho bo mạch và 8-pin cho CPU vẫn tiêu chuẩn.


tinhte_nuc 11 extreme-11.jpg



Riêng ở đây anh em sẽ thấy một sợi cáp đấu ra cổng cắm nguồn 3 chấu. Sợi cáp này chỉ đơn thuần là nối dài từ cổng lấy điện trên cục PSU ra phía sau máy thôi bởi thiết kế cục nguồn đặt trước. Vậy nên khả năng nâng cấp của chiếc NUC 11 Extreme Kit rất cao.


tinhte_nuc 11 extreme-10.jpg



Thậm chí nếu anh em muốn đổi 3 cái quạt của Cooler Master bằng 3 quạt khác cùng cỡ thì vẫn có thể tháo ra thay được bởi các quạt này đều dùng chân 4-pin điều tốc, gắn trên một mạch điều khiển chung.


tinhte_nuc 11 extreme-9.jpg



Card đồ họa và Compute Element được kết nối với nhau với một bo mạch phụ. Chiếc bo này có chipset WM490, 2 khe PCIe x16 dành cho Compute Element và card đồ họa cùng với 1 khe PCIe x4 còn trống. Mặt kia của chiếc bo có khe M.2 ở đáy.


tinhte_nuc 11 extreme-4.jpg



Compute Element là một thứ rất hay mà Intel đã nghĩ ra cho những chiếc NUC hiệu năng cao. Nó xuất hiện từ thế hệ NUC 9 Extreme (Ghost Canyon) và có hình dạng là một chiếc card add-in. Trên chiếc card này bao gồm tất cả các thành phần còn lại của một chiếc máy tính bao gồm CPU, hệ thống tản nhiệt, các khe M.2, khe RAM và các cổng kết nối cho panel I/O sau.


tinhte_nuc 11 extreme-14.jpg



Ý tưởng của Compute Element đó là nếu anh em muốn nâng cấp CPU thì có thể mua cụm Compute Element mới gắn vào mà không phải làm thủ công như ráp PC thông thường.


tinhte_nuc 11 extreme-7.jpg



Toàn bộ các thành phần phần cứng được bọc kín trong một lớp vỏ nhựa, quạt tản nhiệt cho CPU là một chiếc quạt kiểu lồng sóc, nó sẽ hút khí tươi từ bên ngoài và thổi qua hệ thống heatsink ở cạnh trên của Compute Element. Hơi nóng từ đó được hút ra ngoài bằng 3 quạt nóc.


tinhte_nuc 11 extreme-8.jpg



Để có thể lấy luồng khí tươi thì Intel bố trí một chiếc phễu, nó áp sát vào, khe lấy gió tại mặt sau của máy. Thiết kế này nhằm định hướng luồng gió vào quạt, quạt sẽ hút khí từ bên ngoài thùng thay vì khí bên trong thùng. Không khí bên trong thùng sẽ nóng hơn so với khí bên ngoài bởi nó bao gồm nhiệt tỏa ra từ card đồ họa và PSU.


Beast Canyon Compute Element.jpg



Đây là bên trong Compute Element, hình này mình mượn của The Verge, anh em có thể thấy hệ thống heatsink, phần màu vàng nằm dưới là heatspreader với ống đồng, quạt lồng sóc đã được tháo ra. Bên cạnh chiếc ổ M.2 của Sabrent thì Compute Element còn trống 2 khe M.2 nữa, có sẵn card Wi-Fi với dây ăng-ten đi ra ngoài, ở ngoài cùng bên phỉa là 2 khe RAM SO-DIMM hỗ trợ DDR4-3200, tối đa 128 GB.


tinhte_nuc 11 extreme-15.jpg



Đây là ăng-ten Wi-Fi đi dây từ bên trong Compute Element ra ngoài thùng để đảm bảo chất lượng bắt sóng.

Hiệu năng của Beast Canyon


Cấu hình của chiếc NUC 11 Extreme Kit mình test như sau:

  • CPU: Intel Core i9-11900KB 8 nhân 16 luồng (Tiger Lake-H), 3,3 – 4,9 GHz (TB3.0) > 5,3 GHz (TVB), 24 MB cache, TDP 65 W;
  • iGPU: Intel UHD Graphics 750;
  • dGPU: ASUS DUAL GeForce RTX 3060 Ti V2 MINI
  • RAM: 2 x 8 GB Kingston DDR4-3200 SO-DIMM (gắn tối đa 128 GB);
  • SSD (OS): Sabrent Rocket 4.0 500 GB PCIe 4.0 x4 NVMe;
  • SSD (Game, gắn thêm): PNY XLR8 CS3030 1 TB PCIe 3.0 x4 NVMe.


Với cấu hình này thì anh em sẽ có thể làm được rất nhiều thứ với NUC 11 Extreme Kit. Anh em có thể dùng nó như một chiếc máy để làm nội dung, dựng phim nhưng lý tưởng nhất vẫn là chơi game.

Core i9-11900KB là một con vi xử lý rất độc đáo của Intel. Nó có tên tựa như phiên bản flagship của dòng Rocket Lake-S dành cho desktop mà mình từng đánh giá trước đó nhưng kỳ thực lại là một con chip di động, nó thuộc dòng Tiger Lake-H. Vì vậy kiến trúc và tiến trình của Core i9-11900KB khác nhiều so với Core i9-11900K. Chữ B trong tên gọi của nó viết tắt của Badass và là chip di động nên nó dùng socket BGA1787 tức hàn trên bo mạch, không tháo ra thay được như LGA1200 của Core i9-11900K.

Core i9-11900KB có 8 nhân Willow Cove trong khi Core i9-11900K có 8 nhân Cypress Cove. Core i9-11900KB dùng tiến trình 10nm SuperFIN còn Core i9-11900K vẫn dùng tiến trình 14nm. Có thể hình dung Core i9-11900KB giống như một biến thể được OC, bining tốt nhất của Core i9-11900H trên laptop. TDP của Core i9-11900KB là 65 W, xung tối đa 5,3 GHz (Thermal Velocity Boost), tương đương với mức xung tối đa của Core i9-11900K với TDP đến 125 W.

Mình đã thử hiệu năng của con CPU này và nhận thấy nó đạt hiệu năng đa nhân khi chạy Cinebench R20 thua khoảng 25% so với Core i9-11900K, 23% so với Ryzen 7 5800X, thua 36,5% so với Core i9-10900K nhưng chỉ thua 12% so với Core i9-9900KS – flagship thế hệ 9 (Coffee Lake Refresh). Tương tự với Cinebench R15, Core i9-11900KB thua 18% so với Core i9-11900K, 24% so với Ryzen 7 5800X, thua gần 30% so với Core i9-10900K nhưng chỉ thua 7% so với Core i9-9900KS. Trong khi đó về đơn nhân, Core i9-11900KB bám rất sát Core i9-11900K về điểm số, hoàn toàn vượt mặt Core i9-10900K, Core i9-9900KS hay Ryzen 7 5800X. Mức xung đơn nhân của nó có thể đạt 4,9 GHz theo thiết kế.

Dù thua nhưng thật sự ấn tượng bởi Core i9-11900KB là một con vi xử lý có TDP 65 W PL1 và 109 W PL2, khi chạy Cinebench, nó chỉ giữ mức xung đa nhân ở 4,6 GHz trong khoảng 1 giây sau đó giảm dần xuống còn 3,6 GHz trong toàn thời gian, lúc này TDP ở 82 W. Cũng dễ hiểu bởi hệ thống tản nhiệt cho nó rất hạn chế, chỉ gồm quạt lồng sóc và heatsink cũng không lớn. Khi chạy ở xung đa nhân 4,6 GHz, CPU lập tức chạm Tjunction 100 độ C nên nó buộc phải cắt xung xuống để giảm xuống dưới 90 độ C khi chạy đa nhân. Dù vậy, với mức xung đa nhân 3,6 GHz thì nó vẫn không thua nhiều so với một con chip 8 nhân 16 luồng chạy ở xung 5 Ghz như Core i9-9900KS. Điều này thể hiện rõ về sự cải thiện hiệu năng IPC giữa Willow Cove và Skylake.

Thử nghiệm render thì mình thấy Core i9-11900KB cho hiệu năng khá tốt nhưng không lý tưởng cho lắm bởi vấn đề duy nhất mình lo ngại là nhiệt độ. Chẳng hạn như với Blender, CPU chạy 3,6 GHz toàn nhân thì nhiệt độ của các nhân tầm 92 – 93 độ C và có thể lên 100 độ C. Khi chạy ở 3,3 GHz toàn nhân, TDP lúc này đã là 65 W thì nhiệt độ các nhân mới ở dưới 90 độ C, tầm 76 – 86 độ C tùy nhân và tải. Vì vậy nếu dùng để render thì mình nghĩ tốt nhất nên khai thác GPU để render, chẳng hạn như Blender có hỗ trợ Optix hay CUDA để render, nhanh và mát hơn nhiều so với render bằng CPU.

Về hiệu năng chơi game thì trước đó mình đã test RTX 3060 Ti bản Founders Edition cùng với Core i9-10900K 10 nhân 20 luồng nên có sẵn thông số để so sánh với combo Core i9-11900KB và RTX 3060 Ti bản DUAL Mini V2 này. Dĩ nhiên bản DUAL Mini V2 với thiết kế nhỏ gọn, 2 quạt thì xung tối đa của GPU khi xử lý game sẽ không cao bằng bản TUF Gaming với 3 quạt, heatsink to nạc và có hỗ trợ OC. Dù vậy, trải nghiệm chơi game trên NUC 11 Extreme Kit không thua thiệt quá nhiều nếu so với một chiếc máy desktop.

Bảng trên là mình test với 2 độ phân giải là 2K và FHD, thiết lập đồ họa trong game tối đa. Một số tựa game mình nhận thấy hiệu năng còn tốt hơn, chẳng hạn như Wolfenstein: Youngblood. Trong khi đó nhiều tựa game không cho thấy sự chênh lệch đáng kể nào như The Division 2 cấu hình Ultra hay Borderlands 3.


MetroExodus.jpg



Khi chơi game, Core i9-11900KB có thể đạt xung 4,5 GHz đa nhân và 4,7 GHz đơn nhân. Nhiệt độ của CPU thường ở 77 – 82 độ C. GPU RTX 3060 Ti đạt xung tối đa 1830 MHz, nhiệt độ 69 – 72 độ C.


tinhte_nuc 11 extreme-30.jpg



Sử dụng chiếc NUC 11 Extreme Kit trong suốt thời gian giãn cách này thì mình thấy nó sẽ là tương lai của những chiếc desktop chơi game, rất khớp với xu hướng mini ITX hiện tại. Phần cứng ngày càng mạnh hơn, tiến trình sản xuất chip dần nhỏ hơn thì một chiếc máy cỡ nhỏ như NUC 11 Extreme Kit vẫn có thể mang lại trải nghiệm chơi game và làm việc cực tốt. Intel đã thành công khi tạo ra NUC, từ đó thúc đẩy các hãng sản xuất khác tạo ra máy tính mini PC và những form máy nhỏ hơn so với desktop truyền thống nhưng vẫn có thể nâng cấp và tùy biến được.


tinhte_nuc 11 extreme-21.jpg



Giờ với NUC 11 Extreme Kit, mình nghĩ Intel đang muốn đóng vai trò tham chiếu một lần nữa với mảng máy tính chơi game. Compute Element là một thứ rất hay, nó như một chiếc NUC nhỏ bằng cái card nhưng đây cũng là thứ Intel cần giải quyết. Nếu như Intel chỉ cần xài một con chip laptop dòng Tiger Lake-H như Core i9-11900H TDP 35 W thì mình nghĩ hiệu năng vẫn tốt trong khi áp lực tản nhiệt sẽ được giải quyết với thiết kế tản nhiệt khí dùng quạt lồng sóc hiện tại. Còn nếu vẫn muốn trang bị những con chip hiệu năng cao thì Intel phải tìm ra cách khác để cải thiện vấn đề tản nhiệt và điều này đồng nghĩa với việc chiếc máy sẽ cần có kích thước lớn hơn.


Loading…

Trải nghiệm Beast Canyon – chiếc NUC cao cấp nhất của Intel, thiết kế module, mạnh như máy tự build | Tinhte

Bài Viết Liên Quan

  • Mời tham gia từ thiện gói Bánh chưng ngày Tết Ất Tỵ 2025

    Mời tham gia từ thiện gói Bánh chưng ngày Tết Ất Tỵ 2025

  • CES2025: AMD ra mắt 'quái thú' Strix Halo Ryzen AI MAX mạnh hơn M4 Pro

    CES2025: AMD ra mắt 'quái thú' Strix Halo Ryzen AI MAX mạnh hơn M4 Pro

  • "Trên tay lại" BlackBerry Porsche Design P'9983: Hoài niệm một huyền thoại

    "Trên tay lại" BlackBerry Porsche Design P'9983: Hoài niệm một huyền thoại

  • Một Honda "liều lĩnh" và một Nissan "nhàm chán" khi sáp nhập thì sẽ như thế nào?

    Một Honda "liều lĩnh" và một Nissan "nhàm chán" khi sáp nhập thì sẽ như thế nào?

  • Cổ phiếu "lên như diều gặp gió," Sony gặp thời không khác gì mặt trời giữa trưa

    Cổ phiếu "lên như diều gặp gió," Sony gặp thời không khác gì mặt trời giữa trưa

  • RODE Wireless GO (Gen 3) ra mắt: Nhiều màu mới, thu âm 32-Bit Float, phạm vi hoạt động 260 m

    RODE Wireless GO (Gen 3) ra mắt: Nhiều màu mới, thu âm 32-Bit Float, phạm vi hoạt động 260 m

  • Cách mua đồ Apple theo chương trình giáo dục: Giảm 2.5 triệu cho Mac Mini M4

    Cách mua đồ Apple theo chương trình giáo dục: Giảm 2.5 triệu cho Mac Mini M4

  • Máy bay DHL rơi ở Vilnius, 1 người thiệt mạng, Lithuania không loại trừ khả năng do Nga phá hoại

    Máy bay DHL rơi ở Vilnius, 1 người thiệt mạng, Lithuania không loại trừ khả năng do Nga phá hoại

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng Ký Hosting Azigi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ
  • Thủ thuật tự động mở lần lượt các link có trong file *.TXT
  • HitPaw Photo AI: Chỉnh sửa ảnh bằng AI cực kỳ mạnh mẽ
  • Cách tạo VPS Windows trên Microsoft Azure
  • Trên tay Ba lô Solo NY Define UBN708: an toàn, tiện lợi, rộng rãi
  • Apple M4: Hệ quả vội vàng của việc Apple chậm chân trong cuộc chạy đua AI?
  • Test thời gian sạc pin Xiaomi 14 Ultra: gần 47 phút để sạc đầy

AI (5) Android (15) Apple (19) Bill Gates (4) bài học cuộc sống ý nghĩa (58) bài học thành công (58) bàn phím (3) bảo mật (12) cafe's công nghệ (8) camera (1744) Canva (9) CapCut (11) ChatGPT (5) chuột máy tính (5) chụp ảnh (5) con trỏ chuột (4) cá nhân hóa windows (6) Câu chuyện cảm hứng (58) công nghệ (1743) cộng đồng (1743) danh ngôn về tình bạn (58) Dark Mode (4) Download trình duyệt web (3) driver (4) dịch ngôn ngữ (4) Elon Musk (6) Excel (4) Facebook (25) fake ip (5) firewall (3) Galaxy Fold (4) game giả lập PS2 (4) game mini (33) game pc (35) game việt hóa (4) Google (7) Google Chrome (9) hướng dẫn sử dụng windows 10 (27) hỏi đáp (1743) icloud (3) ios (3) iphone (11) Jeff Bezos (7) khoa học (1743) kĩ thuật (1743) kỹ năng mềm (59) kỹ năng sống (58) lỗi máy tính (1743) lỗi điện thoại (1743) Mozilla Firefox (4) máy tính (1743) mã hóa file (3) mẹo vặt (1743) network (3) nghệ thuật giao tiếp (58) nghệ thuật sống (58) những câu nói hay (58) những câu nói thâm thúy (58) office 2021 (4) Paint (3) pdf (6) phần mềm (8) phần mềm thiết kế (6) phục hồi dữ liệu (4) quy tắc giao tiếp (58) Samsung (7) Skype (3) smartphone (4) stt hay thâm thúy (58) Sống hay sống đẹp (58) sống hạnh phúc (58) sửa lỗi (1743) sửa lỗi mạng (3) sửa lỗi windows (12) sự cố (1743) Telegram (6) thảo luận (1743) thủ thuật laptop (8) Thủ thuật văn phòng (5) thủ thuật windows (59) Thủ thuật Windows 7 (3) Thủ thuật Windows 10 (10) thủ thuật điện thoại (5) Tin học cơ bản (5) tiện ích mở rộng (5) truyện ngắn hay (58) tư vấn windows (4) tạo usb cài win (3) tải video (5) tối ưu (4) USB (7) usb boot (4) user windows (3) vpn (4) windows 10 (3) Windows 11 (63) xử lý ảnh (4) Zalo (10) điều khiển máy tính từ xa (5) ứng dụng điện thoại (22)