Hệ thống phóng tên lửa vác vai này chỉ mất 30 giây để lắp đặt vào trạng thái sẵn sàng phóng tên lửa, và mất 20 giây cho quá trình nạp tên lửa mới. Cự ly triển khai tên lửa này là từ 75 mét cho đến tối đa 2.500 m (2,5km), tên lửa có chế độ đánh trực diện nhằm mục đính tấn công mục tiêu có mái che hay tấn công máy bay trực thăng, và đối với xe tăng bọc thép thì sẽ sử dụng chế độ đánh từ trên cao xuống để có thể tấn công vào khu vực giáp mỏng nhất của xe tăng.
Đạn tên lửa của bệ phóng Javelin có tổng trọng lượng là 11,8kg, đây là loại tên lửa 2 lần nổ với lần nổ đầu tiên là nổ nhẹ, việc này khiến một người lính bình thường có thể vác bệ phóng lên vai mà triển khai, hoặc với những môi trường chật hẹp trong nhà cũng dễ dàng triển khai chính xác, lần nổ mạnh thứ 2 giúp tên lửa đạt độ cao và tốc độ triển khai đến mục tiêu. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 8,4kg (loại chống tăng HEAT) đi xa nhất 2.500 m và đầu đạn có khả năng xuyên giáp 600 mm.
Tên lửa Javelin cũng có thể được dùng để tấn công máy bay trực thăng hay các phương tiện quân sự khác nữa, vào năm 2020 tên lửa Javelin được cải tiến về trọng lượng và kích thước tối ưu hơn, hệ thống GPS kết nối mạng chiến đấu nội bộ, chế độ hoạt động quang-hồng ngoại giúp tối ưu khả năng tác chiến trong bóng tối và nhiều cải tiến khác nữa.
Bệ phóng tên lửa di động này là một món vũ khí đắt đỏ, riêng hệ thống bệ phóng có giá gần 200.000 USD, mỗi quả tên lửa có giá gần 100.000 USD. Có lẽ vì sự đắt đỏ này mà hiện nay những nước đang được sở hữu nó cũng có số lượng khá hạn chế, mình xem liệt kê ở Wiki thì sở hữu nhiều nhất là Vương Quốc Anh với 850 bệ phóng và 9.000 quả tên lửa, kế tiếp là Ukraine với 377 bệ phóng và 1.200 quả tên lửa, Lithuania 144 bệ phóng và 871 quả tên lửa….
Bài viết được tham khảo từ: Army Technology, Wiki, ảnh nationalinterest.org
Vì sao tên lửa chống tăng di động Javelin của Mỹ hiện đại và đắt đỏ | Tinhte