Trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách kiểm soát việc xuất khẩu đất hiếm – một nhóm kim loại được sử dụng trong nhiều sản phẩm, từ vi mạch bán dẫn đến bóng đèn. Giờ đây, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc tiếp tục siết chặt hơn nữa thị trường những kim loại này. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng việc sản xuất những thứ đơn giản như đèn LED cho đến máy bay chiến đấu. Vậy chính xác thì đất hiếm là gì và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy?
Đất hiếm là gì?
Có 17 loại kim loại được gọi là đất hiếm, trải dài trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và chúng đóng vai trò thiết yếu trong các ngành như công nghệ, năng lượng và giao thông vận tải. Có thể kể ra những cái tên như terbium, praseodymium và dysprosium.
Những kim loại này được dùng để làm gì?
Đất hiếm có rất nhiều ứng dụng: vi mạch bán dẫn cho trí tuệ nhân tạo, mô tơ xe điện, máy bay chiến đấu và tên lửa dẫn đường, tuabin gió, đèn LED và nhiều thứ khác nữa.
Nhiều kim loại đất hiếm có đặc tính chịu nhiệt, nên có thể dùng để chế tạo nam châm, thủy tinh, đèn và pin chất lượng cao. Nam châm làm từ đất hiếm mạnh hơn rất nhiều (và giá trị cũng cao hơn) so với các loại nam châm khác, đặc biệt trong sản xuất xe điện.
Đất hiếm đến từ đâu?
Đất hiếm được khai thác từ các mỏ trong lớp vỏ Trái Đất. Trung Quốc hiện chiếm gần 70% thị phần toàn cầu nên có khả năng kiểm soát cả xuất khẩu lẫn giá bán các kim loại này. Khoảng 90% nam châm đất hiếm được sản xuất tại Trung Quốc, và 99,9% lượng dysprosium – nguyên liệu mà Nvidia dùng để chế tạo tụ điện – cũng đến từ Trung Quốc.
Những năm gần đây, đất hiếm ngày càng trở thành công cụ địa chính trị quan trọng. Chính quyền Trump từng tìm cách đàm phán để đổi lấy đất hiếm từ Ukraine bằng hỗ trợ quân sự. Tổng thống Donald Trump cũng từng bàn đến việc mua lại toàn bộ Greenland, một phần vì nơi đây có trữ lượng đất hiếm dồi dào.
Mỹ có sản xuất đất hiếm không?
Mỹ hiện chỉ có một mỏ đất hiếm đang hoạt động ở Mountain Pass, California. Nơi đây cung cấp khoảng 15% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Nhưng chuyện trước đây lại khác. Vào những năm 1980, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia dẫn đầu về sản xuất đất hiếm, chiếm khoảng 1/3 thị trường toàn cầu. Sau nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của Trung Quốc nhằm kiểm soát thị trường, tỷ lệ sản xuất đất hiếm tại Mỹ dần giảm cho đến khi gần như biến mất vào đầu những năm 2000.
Quảng cáo
Mỏ đất hiếm của Mỹ đang hoạt động ở Mountain Pass, California.
Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sẽ gây ra tác động gì đến ngành sản xuất của Mỹ?
Nếu không có đủ nguồn cung đất hiếm, các ngành sản xuất tại Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô, có thể bị tê liệt. Một số công ty Mỹ đã âm thầm tích trữ đất hiếm từ nhiều năm trước để phòng ngừa chiến tranh thương mại, nhưng không rõ lượng dự trữ đó có thể cầm cự được bao lâu nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu.
Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu chiến lược của quân đội Mỹ, có thể gây thiếu hụt máy bay không người lái, tên lửa và máy bay chiến đấu nếu không có đất hiếm. Các nhà sản xuất công nghệ như Nvidia cũng sẽ chịu tác động, chưa kể đến các hãng điện thoại như Apple.
Trong nhiều năm, hoạt động khai thác đất hiếm tại Trung Quốc từng do tư nhân hoặc nước ngoài sở hữu. Nhưng gần đây, chính phủ Trung Quốc đã hợp nhất quyền kiểm soát ngành này bằng cách mua lại các công ty khai thác lớn nhất thông qua doanh nghiệp nhà nước, từ đó nắm trọn quyền kiểm soát sản xuất và xuất khẩu.
Quảng cáo
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm tác động gì đến ngành sản xuất của Mỹ | Tinhte