Có một số người lo lắng cho rằng, đeo khẩu trang có thể gây hạn chế lượng khí vào cơ thể, dẫn đến tình trạng giảm nồng độ oxy (O2) và tăng nồng độ carbonic (CO2) trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiều thí nghiệm, nghiên cứu… bằng cách đo nồng độ oxy trong máu khi không đeo khẩu trang. Sau đó lại đo nồng độ oxy máu khi mang khẩu trang đều cho thấy nồng độ oxy trong máu thay đổi không đáng kể, có thể tăng hoặc giảm một chút, chỉ khoảng 0.5%, con số này rất nhỏ, không có ý nghĩa gì nhiều. Các thí nghiệm được tiến hành với cả người khỏe mạnh và người lớn tuổi, không chỉ vậy, cả các thí nghiệm đối với bệnh nhân bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng cho kết quả tương tự. Kể cả khi vận động vừa phải như đi bộ, việc đeo khẩu trang cũng không làm ảnh hưởng đến hô hấp hay làm giảm nồng độ oxy máu.
Kể cả đối với CO2, lượng CO2 thở ra khi chúng ta đeo khẩu trang cũng không thay đổi, vì vậy mà không hề có nguy cơ làm tăng CO2 và gây ngộ độc đối với cơ thể.
Đeo khẩu trang không hề làm giảm nồng độ oxy trong máu
Đối với những người bị các bệnh hô hấp mạn tính, việc đeo khẩu trang còn cần thiết hơn, nhằm giảm nguy cơ bị lây nhiễm, bởi vì những người này dễ bị biến chứng nặng nếu chẳng may bị bệnh!
Việc đeo khẩu trang khi thời tiết nóng bức cũng gây khá khó chịu, nhưng cũng không gây nhiễm trùng đường hô hấp như một số người lo ngại do khẩu trang không hề làm suy giảm hệ miễn dịch của chúng ta. Nếu dùng khẩu trang vải chỉ cần giặt lại và phơi khô, với khẩu trang y tế chỉ cần bỏ đi và thay cái mới là được.
Tham khảo WebMD, medicalnewstoday
Ảnh openlearn