“Tôi thích cho mọi người thấy là tôi không thèm làm gì, không thèm đến lớp và cũng không quan tâm gì hết”. Khi đến lúc kiểm tra hoặc deadline, Bill mới bắt đầu chuẩn bị và thực tế ông nghĩ rằng việc này hết sức bình thường, định hình của ông trong mắt người khác là một “anh chàng chỉ làm việc khi đến phút chót”. Tuy nhiên khi đã bắt đầu đi làm, ông nhận ra thói quen này là cực kì dở và bắt buộc phải thay đổi để tốt hơn. “Chả có ai khen tôi vì tôi làm được việc bằng kiểu này cả!”, Bill Gates chia sẻ, và thậm chí điều này còn ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân ông.
Theo Tiến sĩ Tim Pychyl, giáo sư tâm lý học và làm thành viên của một nhóm nghiên cứu về sự chần chừ tại đại học Carleton nói rằng
“ Trì hoãn là một vấn đề liên quan đến điều tiết cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là về quản lý thời gian như chúng ta vẫn nghĩ”. Đây là một thói quen cực kì khó bỏ vì nó ít liên quan tới sự tự chủ mà còn phụ thuộc vào tâm trạng, buồn chán, bất an hay lo lắng, thiếu tự tin, vân vân.
Theo chuyên gia, có một cách khá đơn giản để giảm việc trì hoãn đó là nghĩ tới những việc khác cần làm, thay vì bị cuốn vào những thứ như mạng xã hội chẳng hạn. Lấy ví dụ, nếu chúng ta vừa làm xong một việc gì đó, thay vì ngồi chơi game hay lướt Facebook thì chúng ta hãy đi dạo, dọn dẹp thư rác, dọn máy tính. Điều này sẽ giúp hạn chế những thứ có thể làm cho bạn bị trì hoãn. (Nghe thì cũng khó đấy nhỉ).
Theo tác giả của cuốn sách The 25-minute Meeting Donna McGeorge, chia nhỏ các việc cần làm ra thành những việc cường độ cao và những việc cường độ thấp cũng là một cách để giảm sự trì hoãn. Bằng cách này, chúng ta sẽ luôn làm việc, vẫn động xen kẽ giữa những công việc khác nhau và sẽ không còn lười biếng, trì hoãn nữa. Thật ra mình biết rằng nói thì dễ làm mới khó, vì bản thân mình cũng thường rất hay chần chừ khi làm một việc gì đó và mình cũng biết điều này thật sự không tốt tí nào. Hi vọng mình cũng sẽ thay đổi được thói quen này trong năm mới 😄
Theo Finance